Loa toàn dải – Những ưu nhược điểm có thể bạn chưa biết?

Loa toàn dải là loại loa được thiết kế đặc biệt chỉ có một loa trong thùng loa. Kết cấu thùng của loa toàn dải khá khác biệt và đa dạng. Bạn có thể thiết kế thùng hở, thùng kèn sau… để khuếch đại âm thanh theo dụng ý của mình. Vì những đặc điểm đặc thù này mà loa toàn dải có những ưu nhược điểm riêng biệt so với các loại loa khác. 

Ưu điểm của loa toàn dải

Ưu điểm của thiết bị này nằm ở khả năng truyền tải âm thanh tập trung, khiến người nghe nhận diện được âm thanh các nhạc cụ trong bản nhạc hoặc những điểm thu hút của giọng hát phát ra từ loa. Vì loa toàn dải hoạt động theo nguyên lý Point Source. Chỉ có một màng giấy phát ra âm thanh, và không dùng các linh kiện LCR để phân tần cho nên tính đồng phase của các dải tần của loa là tuyệt đối.

Nhờ vậy, đạt được hiệu ứng âm thanh “nổi” dễ hơn nhiều so với các loa cây nhiều đường tiếng. Nếu bố trí và lắp đặt loa hợp lý, trong một phòng nghe đạt chuẩn, loa mang đến chất lượng âm thanh chân thực, sống động như đang xem biểu diễn trực tiếp trên sân khấu.

Một ưu điểm nữa phải kể đến khi sử dụng loa karaoke toàn dải là chúng có độ nhạy cao vì màng loa bằng giấy thường khá nhẹ, không dùng linh kiện LCR trong bộ phân tần, không bị suy giảm tín hiệu. Cũng chính vì thế, sự kết nối các dải tần rất liền mạch, không có cảm giác âm thanh bị rời rạc như khá nhiều loa có hệ thống 3 – 4 đường tiếng. Đồng thời tránh được tính trạng sử dụng bộ phân tần Active Crossover cho loa không đúng, sẽ bị mất dải tần hoặc lệch phase.

Trung âm của loa này là dải tần được truyền tải tốt nhất, có cảm giác về “độ mở không gian” hơn hẳn các loa nhiều đường tiếng. Cùng với cách phối hợp với ván hở trong thiết kế thùng loa sẽ mang lại âm thanh tự nhiên nhất. Ưu điểm cuối cùng của loa karaoke toàn dải là phối hợp hoàn hảo với amply đèn single end công suất nhỏ giúp thưởng thức được chất âm tinh tế của các dòng amply đèn.

Nhược điểm loa karaoke toàn dải

Tuy có nhiều ưu điểm nêu trên nhưng loa karaoke toàn dải vẫn bị đánh giá là rất kén người chơi bởi những nhược điểm dưới đây:

  • Một trong những nhược điểm nổi bật của dòng loa chính là dải tần hẹp do chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh. Dòng loa này không đa năng như các dòng khác, chỉ phù hợp với dòng nhạc nhẹ nhàng như: cổ điển, Jazz, Acousstic, không phù hợp với nhạc Dance, Pop có tiết tấu nhanh, sôi động. Do đó, dòng loa này thường được ứng dụng trong việc nghe nhạc, ít xuất hiện trong các dàn âm thanh karaoke.
  • Bên cạnh đó, loa này cho tỉ lệ méo biên độ cao. Muốn sửa méo thì phải lắp thêm LCR, điều này lại làm giảm độ nhạy, mất ưu thế độ nhạy cao của toàn dải.
  • Loa karaoke toàn dải còn được đánh giá là “kén” amply. Việc dùng amply để ghép nối với thiết bị loa nếu không tinh tế sẽ làm mất đi chất âm mềm mại vốn có. Để chất lượng âm thanh được tốt, dòng loa này thường kết hợp với amply đèn điện tử ba cực, amply đèn đẩy…
  • Một số dòng loa Fostex, Lowther còn có dải đáp ứng tần số không bằng phẳng. Nếu thiết kế thùng loa không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng âm thanh bị chói, lệch pha giữa các tần số, âm trầm bị trễ, khiến âm thanh rời rạc.

Những kiến thức về loa toàn dải trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định để lựa chọn loa phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc hay ý định mua thiết bị âm thanh karaoke hãy liên hệ theo hotline để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *